Trong bài viết này mình sẽ nói về bộ phim “The Shawshank Redemption” (1994) và những câu quotes mình thích nhất trong bộ phim này. Phải nói đây là một bộ phim để lại trong mình những ấn tượng sâu sắc, phần vì chúng đã rất thành công trong việc truyền tải những thông điệp, phần vì mình nhìn thấy một phần nào đó con người mình tại đây. Trong bài viết này mình sẽ nói về lý do mà mình tìm đến bộ phim này, những suy nghĩ của mình về tự do và cái cách mình nhìn nhận từng thước phim qua chính những trải nghiệm hiện thực.
Nào, còn chần chừ gì nữa, cùng mình bắt đầu nhé!
—————
1. Bộ phim này có gì thú vị?
Đầu tiên, phải nói là mình rất hiếm khi xem phim. Càng lớn, mình càng thiếu kiên trì để xem hết một bộ phim. Mình không có nhiều cảm nhận, cũng không có nhiều bài học khi nhìn cuộc đời qua một bộ phim nào đó. Nhưng đôi lúc cũng có những ngoại lệ và bộ phim “The Shawshank Redemption” (1994) chính là một trong số đó.
Mình tìm đến bộ phim này đơn giản vì mình muốn xem những bộ phim được đánh giá là hay nhất. Nói đôi nét về bộ phim này thì đây là tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết “RidHayworth and Shawshank Redemption” của tác giả Stephen Hawking. Mặc dù không nhận được khoản doanh thu hậu hĩnh khi mới vừa ra mắt vào năm 1994 (do ra mắt cùng thời điểm với Forrest Trump – một bộ phim cũng nổi tiếng không kém) nhưng những năm sau đó bộ phim lại được đánh giá rất cao bởi các nhà phê bình chuyên môn và đạt được thành công rực rỡ khi chiếu trên truyền hình cáp. Hiện nay, bộ phim đang có điểm số IMDb cao nhất trong top 250 IMDb và nhiều lần được đề cử trong top những bộ phim hay nhất mọi thời đại.
Nói về nội dung thì bộ phim kể về đời sống trong tù của Andy Dufrense, một phó giám đốc ngân hàng trẻ, bị buộc tội giết chết vợ và người tình của cô. Andy bị kết hai án tù chung thân và “The Shawshank Redemption” chính là thước phim ghi lại về đời sống trong tù của anh. Mình nghĩ đối tượng chính mà bộ phim muốn hướng đến lại không phải là Andy mà là chính là cái cách mà nhà tù Shawshank đã cải tạo những tù nhân của mình như thế nào và cái cách Andy đã bảo vệ niềm hy vọng của mình khỏi sự thể chế hóa ấy ra sao.
Mình đã xem bộ phim này vào tháng 2/2021 và mình đã chi chép rất nhiều câu quotes có ý nghĩa với mình tại thời điểm đó. Nó không đơn thuần chỉ là những câu thoại hay mà còn ẩn chứa trong đó nhiều cái nhìn về hiện thực khác nhau. Bằng một cách nào đó, bộ phim này đã làm thay đổi hoàn toàn cách mình nhìn nhận về cuộc đời, về những gì đã xảy ra, về những gì sắp tới. Và làm vững chắc trong mình một niềm tin: Luôn tin vào những điều tốt đẹp, đặc biệt là điều tốt đẹp nhất trong những điều tốt đẹp – “Hy vọng“.
2. Suy nghĩ của mình về bộ phim
Bắt đầu từ đâu đây nhỉ? Phải nói là có rất nhiều những điều mình nhận ra khi xem xong bộ phim này. Tại đây, mình sẽ nói về những thông điệp mà mình học được qua TSR, một số câu quotes và suy nghĩ riêng của mình về tự do. Mình sẽ chia ra thành những nhóm từ chính để bạn có thể hình dung được rõ nét hơn về những gì đang diễn ra. Còn giờ thì bắt đầu nhé!
Đầu tiên, “Institutionalize” và “Rehabilitated”
2.1. “Được cải tạo” và “được giáo dục”
Nếu bạn xem bộ phim này, bạn sẽ để ý rằng từ “Rehabilitated” được lặp lại nhiều lần. Nếu hiểu theo nghĩa khái quát thì “Rehabilitated” có nghĩa là “Được cải tạo“. Theo một cách nào đó, việc cải tạo của nhà tù sẽ giúp mang đến hy vọng cho tù nhân chứ không phải lấy đi chúng. Nhưng trên thực tế, đã có nhiều điều xảy ra trong quá trình cải tạo và sự biến đổi to lớn nhất chính là ở cách nhìn của tù nhân về chính họ chứ không phải về thế giới. Nhà tù đã vô tình cướp đi những thứ rất đỗi đẹp đẽ trong tâm hồn một người qua việc mang đến cho họ một cuộc sống mới. Mà theo như mình nghĩ thì đó mới chính là cái giá lớn nhất phải trả cho một tội ác – Sự trừng phạt một người bằng chính tâm can của họ. Nhưng bỏ qua về việc đó, điều mình muốn nói đến ở đây chính là sự liên hệ rất mật thiết giữa “Rehabilitated” (được cải tạo) và “Educated” (được giáo dục).
Mình sẽ dẫn dắt bằng một đoạn thoại của Red (bạn thân của Andy trong tù) nói về Brooks (một tù nhân 70 tuổi trông coi thư viện tại nhà tù):
“Brooks ain’t no bug. He’s just “institutionalized”. The man’s been in here fifty years, Heywood. Fifty years! This is all he knows. In here he’s an important man, he’s an educated man. Outside he’s nothin’. Just a used-up con with arthritis in both hands.
These walls are funny. First ya hate ’em. Then ya get used to them. Enough time passes, you get so you depend on ’em. That’s institutionalized”
– “Brooks không phải là môt người điên. Ông ấy chỉ là “thể chế hóa”. Người đàn ông đã ở đây năm mươi năm, Heywood. Năm mươi năm! Đây là tất cả những gì ông ta biết. Ở đây ông ấy là một người đàn ông quan trọng, là một người có học thức. Bên ngoài kia ông ấy không là gì cả. Chỉ là một người già vô dụng bị viêm khớp cả hai tay.
Những bức tường này rất hài hước. Lúc đầu ta ghét chúng. Nhưng về sau ta quen với chúng. Khi thời gian trôi qua đủ, ta sẽ bị phụ thuộc vào chúng. Đó gọi là thể chế hóa.”
“They sent you here for life. That’s exactly what they take. The part that counts anyway.”
– “Họ nhốt anh ở đây cả đời. Đó chính xác là thứ họ lấy đi.”
Mình sẽ nói rõ hơn về phân đoạn này: Brooks được ra tù sau hơn 50 năm làm việc tại thư viện nhà tù Shawshank và ông đã tìm cách để được ở lại trong tù bằng cách cố giết một ai đó nhưng không thành. Đây là đoạn thoại mà Red đã nói với những người bạn tù nhân của ông về lý do đằng sau hành động khó hiểu của Brooks. Không lâu sau đó, mọi người nhận được một lá thư của Brooks về việc ra tù khiến ông cảm thấy cuộc sống đã mất hết đi ý nghĩa. Cuối cùng, Brooks đã quá thất vọng đến mức tự lấy đi sinh mạng của chính mình.
Và cũng chính trong hoàn cảnh đó, như Brooks, khi Red được chấp thuận trả tự do sau hơn 40 năm cải tạo. Đây là một đoạn thoại Red tự nói với chính mình sau khi ra tù:
“Forty years I’ve asking permission to piss. I can’t squeeze a drop without say-so. There’s a harsh truth to face. No way I’m going to make it on the outside. All I do anymore to think of ways to break my parole so may be they sent me back. Terrible things, to live in fear.”
– “Tôi phải xin phép được đi tiểu trong suốt bốn mươi năm. Nếu không tôi không thể ra một giọt nào. Có một sự thật tàn nhẫn tôi phải đối mặt. Tôi chẳng làm được gì ở ngoài này cả. Tất cả những gì tôi làm chỉ là nghĩ cách vi phạm bản cam kết của mình để có thể đưa tôi trở lại nhà tù. Thật khủng khiếp khi phải sống trong sợ hãi.”
“All I want is to be back when things make sense. Where I won’t have to be afraid all the time”
– “Tất cả những gì tôi muốn là trở lại khi mọi thứ có ý nghĩa. Nơi tôi không phải lo sợ mọi lúc.”
2.2. Cách nhìn về cuộc đời
Mình đã bị tác động rất nhiều bởi cách nhìn của Brooks hay của Red về cuộc đời sau khi được ra tù. Đó không phải là ánh nhìn về tự do. Không có một khái niệm về “tự do” hay “áp bức” nào rõ ràng nào trong bức tranh này. Những điều “đáng lý ra“, “phải nên là” hay “đúng sai” đều được hiện thực hóa một cách vô cùng khác biệt. Như cách mà cả Brooks và Red đều đã có ý định giết một ai đó để được trở về nơi họ xem là nhà – nhà tù Shawshank. Bức tranh tự do dưới con mắt của những người tù nhân là một nơi có thể giải thoát họ khỏi những trói buộc của nỗi sợ hãi. Một nơi đã hoàn thành vô cùng tốt công việc “cải tạo” và đồng thời cũng tước đi rất nhiều điều trân quý của một người trong tâm hồn của anh ấy – “niềm hy vọng“.
Nhưng mình sẽ không nói đến “đúng sai“, cũng sẽ không nói về đời sống ngoài nhà tù có phải là “tự do” theo đúng nghĩa của nó. Mình chỉ nói về cách mà “Cải tạo” và “Gíao dục” có thể thay đổi cái nhìn của một người về chính họ như thế nào.
Mình đã có rất nhiều suy nghĩ về việc một đứa bé sẽ lớn lên như thế nào nếu bị giáo dục sai cách – từ gia đình, từ thầy cô, từ bạn bè. “Giáo dục” ở đây không đơn thuần là ảnh hưởng từ trường lớp, nó sẽ được coi là sự nhận định của đứa bé về chính mình được lấy từ những nguồn tư tưởng khác nhau nhưng mạnh mẽ và theo cùng một chiều hướng. Sẽ ra sao khi một đứa bé với niềm tin rằng mình học dốt sẽ không bao giờ muốn học nữa? Hay một đứa bé với niềm tin rằng mình dị biệt sẽ không thể nào tái hòa nhập với cộng đồng? Mình cũng có những nhận định về “đúng sai“, về đâu thực sự là điều nên làm? Như cái cách Brooks cố giết một ai đó để ông được sống với tự do của chính mình có thực sự là điều sai trái? Hay cái cách một người chối bỏ xã hội để không phải đối mặt với nỗi sợ thường nhật có phải là một lẽ dị hợm?
Bộ phim này xây dựng trong mình một tư tưởng đúng đắn hơn về cách mình nhìn bản thân, nhìn cuộc sống và những trải nghiệm. Có lẽ trong một chốc, một người đã cố gắng bằng tất cả những gì anh ấy có để hướng về điều tốt. Có lẽ trong một chốc, những tư tưởng vụt qua trong đầu và anh ấy đã đấu tranh bằng tất cả những gì mình có để hướng về điều thiện lành. Có lẽ trong một chốc, mình cũng như vậy: Đã từng dằn xé và đau đớn rất nhiều khi phải đưa ra những lựa chọn về những việc “đáng lý ra“, “phải nên là” mà mình nghĩ rằng “phải vậy“, “nên vậy“. Nhưng mình đâu biết là, chẳng có gì là đúng sai. Cũng chẳng có một câu trả lời nào là thích đáng cho tất cả những việc mình phải đối mặt. Mỗi người đều có những bức tranh tự do của riêng họ và mình cũng vậy….
Cũng đang tự vẽ nên bức tranh về tự do cho riêng mình!
———————-
Rất cảm ơn bạn vì đã ghé thăm và đọc bài viết. Mình sẽ tạm dừng ở đây và quay trở lại với phần 2 vào tuần sau. Trong đó mình sẽ tiếp tục suy nghĩ về “Hope” và nói về những trải nghiệm hiện thực có liên kết với bộ phim này.
Cùng đón chờ bài viết sắp tới nhé^^
-Aleneutral-
hay đó
[…] Trong phần trước, mình đã nói về “thể chế hóa” (institutionalized) và “cải taọ” (rehabilitated) . Phần nhiều nhìn thấy những sự giống nhau giữa “cải tạo” (rehabilitated) và “giáo dục” (educated). Mình đã đưa ra cách nhìn của việc “được giáo dục” có thể thay đổi cuộc đời của một người như thế nào. Và quan điểm về “đúng sai” có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh được hay không? Bạn có thể đọc lại bài viết trước tại đây. […]
[…] có hai điều mình mong đợi bản thân sẽ luôn duy trì, đó là sự hy vọng và tinh thần tích cực. Trong năm 2023, mình chỉ mong bản thân có thể luôn giữ vững được hai điều […]