Sang chấn tâm lý – Giải thích khoa học

Sang chấn tâm lý – Giải thích khoa học

1. Giới thiệu phần trước

Ở phần trước mình đã ghi lại những câu chuyện trong cuốn sách về các cựu chiến binh sau chiến tranh, những nạn nhân bị lạm dụng tình dục thuở bé hoặc những người đã từng trải qua một hay nhiều những biến cố kinh hoàng. Điểm chung ở họ là đều phải đối mặt với một trạng thái tâm lý khó khăn, đến mức vượt ra ngoài sức chịu đựng của cơ thể nhưng bản thân lại không có cách nào để giải thoát. Những chấn động đã để lại trong tâm trí họ một dạng ký ức phân ly, độc lập và tách biệt với những ký ức thông thường. Bạn có thể đọc lại bài viết trước tại đây.

Nói về điều này, Tiến sĩ Bessel Dan Ver Kold đã định nghĩa chúng như một dạng sang chấn tâm lý (PTSD – Posttraumatic Stress Disorder): một kiểu tự phát hành vi có liên quan đến sự kiện không tốt đẹp trong quá khứ và để lại dư chấn trong hệ thống thần kinh.

Hay Pierre Janet[1] 1889 đã từng viết:

“Stress do sang chấn là một dạng bệnh lý của việc không thể sống trọn vẹn ở hiện tại”.

Vậy câu hỏi là: Tại sao một người trải qua sang chấn lại phải liên tục đối mặt với tình trạng không thể sống trọn vẹn ở thời điểm hiện tại? Có điều gì khác nhau trong cách mà cơ thể của một người bị sang chấn phản ứng với các yếu tố kích thích từ bên ngoài so với một người bình thường? Và những tác nhân nào được xem là yếu tố kích thích cho những phản ứng của bệnh nhân bị sang chấn?

Dưới đây là những gì mình đúc kết lại sau khi đọc những giải thích khoa học của tác giả trong cuốn sách này. Mình sẽ chia ra ba phần để lần lượt đi trả lời cho những câu hỏi nêu trên.

2. Cơ sở khoa học

2.1. Về mặt sinh lý

Một số trường hợp bệnh nhân bị loạn luân từ thuở nhỏ và không tìm cách điều trị có sự chênh lệch lớn nồng độ RA – RO trong cơ thể (các tế bào nhận biết độc tố). Điều này vô tình dẫn đến trạng thái phòng vệ quá mức đối với các kích thích được xem là bình thường từ môi trường.

 Những thay đổi quan trọng đối với cơ thể chúng ta có thể được thực hiện không chỉ bằng các chất hóa học và độc tố, mà còn thay đổi theo cách mà thế giới xã hội giao tiếp với thế giới bên trong. Các sự kiện trong cuộc sống có thể kích hoạt các thông điệp sinh hóa, bật/ tắt các gen bằng cách gắn lên đó các nhóm –metyl làm cho gen ít hoặc nhiều nhạy cảm hơn với các thông điệp từ cơ thể. Ngoài ra, sự nhạy cảm này cũng có thể được di truyền biểu sinh, dưới dạng các allel vận chuyển serotonin ngắn và dài, có tác động khác nhau đến việc cân bằng cảm xúc (serotonin: chất có khả năng cải thiện tâm trạng).

2.2. Về mặt khoa học thần kinh

Các nghiên cứu gần đây trên các cựu chiến binh Úc cho thấy bộ não của họ bị thay đổi để cảnh giác với các trường hợp khẩn cấp, với cái giá phải trả là họ không thể tập trung vào những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Khi phân tích bộ não của các đối tượng trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự khác biệt trong sóng não giữa người bình thường và người bị PTSD. Sóng não của con người được chia thành các loại với tần số khác nhau:

Loại sóngDeltaThetaAlphaSMRBetaBeta cao
Tần số<4Hz4-8Hz8-12Hz12-15Hz15-18Hz>19Hz
 NgủBuồn ngủ, lơ mơTrạng thái thư giãnSuy nghĩ thư giãnSuy nghĩ hoạt độngKích thích

Khi người bình thường tập trung giải quyết vấn đề trong thời điểm hiện tại, các vùng chủ chốt của não làm việc với nhau để tạo ra một mẫu điện não có chọn lọc, phân tích chặt chẽ tình huống đang xảy ra. Ngược lại, bộ não của người bị PTSD không tạo ra được mô hình sóng não giúp con người chú ý đến công việc đang làm bằng cách lọc các thông tin không liên quan. Bộ não không được tổ chức để chú ý đến những gì xảy ra trong giây phút hiện tại.

Cụ thể, các nhà khoa học nhìn thấy sự hoạt động quá mức của thùy thái dương phải, trong khi giảm đáng kể lượng sóng alpha vùng phía sau não trở xuống và giảm sóng beta vùng phía trước não của những người cựu chiến binh trở về từ Việt Nam. Điều này giải thích cho sự phòng vệ quá mức của họ trước những tác nhân không gây nguy hiểm, và rối loạn trong việc điều chỉnh những cảm xúc kích thích.

2.3. Về mối liên hệ giữa thần kinh với các cơ quan của cơ thể

Bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị[i][ii] (chi phối hoạt động của ngực và ổ bụng), các nhà khoa học đã tìm được mối liên hệ giữa sự biến thiên nhịp tim lên HTTK tự chủ[iii] (ANS) nằm ở vùng dưới đồi[iv]. Thông qua hệ thống đo sự cân bằng nhịp tim HRV (Heart Rate Variation), ta có thể đo được khả năng phối hợp đồng bộ từ hai nhánh của HTTK tự chủ (hệ thống sinh tồn cơ bản nhất của não) là HTTK giao cảm và đối giao cảm.

Người ta đo được HRV thấp bất thường đối với bệnh nhân bị PTSD, khi hít vào chúng ta kích thích SNS[v], làm tăng nhịp tim. Thở ra, ta kích thích PNS[vi], làm giảm nhịp tim. HRV kém nghĩa là cơ thể dễ mất thăng bằng trong khả năng kiểm soát cả tinh thần lẫn thể chất.  

3. Cấu trúc não bộ

Theo Ivan Petrovich Pavlov, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Peterburg (1907): “Giá như chúng ta có thể nhìn xuyên hộp sọ vào trong não của một người đang suy nghĩ có ý thức, và nếu vùng não bị kích thích tối ưu đang phát sáng, chúng ta sẽ thấy trên bề mặt não có một điểm sáng với những dải sáng uốn lượn tuyệt vời và liên tục thay đổi về kích thước và hình dáng, phần còn lại của bán cầu não thì tối đen, đậm hoặc nhạt.”

“Nếu bạn cảm thấy an toàn và được yêu thương, não của bạn tập trung sâu hơn vào việc khám phá, chơi đùa và hợp tác, nếu bạn sợ hãi và cảm thấy mình không được đón nhận, nó tập trung vào việc quản lý cảm giác sợ hãi và bị bỏ rơi.”

Đối với bệnh nhân PTSD, khi các dấu hiệu về ký ức âm thanh, hình ảnh và cảm giác bắt đầu được tái kích hoạt, tất cả các vùng của não bộ sẽ ngưng hoạt động, chỉ có bộ não cảm xúc (hạch hạnh nhân[i]) làm việc, nó điều chỉnh các kích thích cảm xúc, sinh lý cơ thể và hoạt động cơ bắp để đối phó với nguy hiểm.

Việc các bệnh nhân bị sang chấn kích hoạt cơ chế phòng vệ để bảo toàn sự sống còn của mình là một điều hết sức tự nhiên. Khi cảm thấy bản thân bị đe dọa, điều đầu tiên mà con người – “một sinh vật xã hội” làm là tìm các tương trợ xung quanh họ, tiếp đến là phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Nếu họ không có ai sẵn sàng bảo vệ, hoặc không thể nào tự mình thoát ra khỏi tình huống đó, một “sang chấn” sẽ hình thành và mãi mắc kẹt trong hệ thống não bộ cho tới khi họ thực sự chữa lành và giải thoát cho nó.

Nếu họ không có ai sẵn sàng bảo vệ, hoặc không thể nào tự mình thoát ra khỏi tình huống đó, một “sang chấn” sẽ hình thành và mãi mắc kẹt trong hệ thống não bộ cho tới khi họ thực sự chữa lành và giải thoát cho nó.

Điều tạo nên sự khác biệt giữa sang chấn và ký ức thông thường đó là: 

“Trí nhớ bình thường sẽ kết hợp các yếu tố của từng trải nghiệm bản thân vào dòng chảy liên tục của kinh nghiệm thông qua một quá trình liên kết phức tạp, còn “ký ức sang chấn” thì phân ly – nó không liên kết với quá khứ.”

4. Tác nhân kích thích

Sang chấn không phải là một câu chuyện, nó là những phản ứng thể chất, cảm giác được khắc sâu và vẫn sống ở thời điểm hiện tại. Và người bị PTSD sẽ vô thức lặp lại hành động xảy ra lúc sang chấn như một cách để ghi nhớ sự việc. Điều đó cũng đồng thời gia tăng các kích ứng mà cơ thể tự phát sinh gắn với mảnh ký ức phân ly đó[1], cho đến một ngày chúng quá mức chịu đựng.

Như T. E. Lawrence[2] đã viết trong cuốn “Seven Pillars of Wisdom”: “Chúng ta biết có những nỗi dằn vặt sâu sắc, có những nỗi khổ tâm cùng cực, có những tâm trạng quá ngất ngây để tâm trí hữu hạn của ta có thể chịu đựng. Khi cảm xúc đạt tới mức này thì tâm trí sẽ nghẹn lại, bộ nhớ sẽ trống rỗng cho đến khi tình hình trở lại bình yên.”

Những người bị rối loạn phát triển do sang chấn[3] không chỉ mắc kẹt với cảm giác trống rỗng, họ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đời sống tinh thần và khả năng phát triển tự nhiên của mình: Họ tiêu hao nhiều năng lượng vào việc tự kiểm soát bản thân, họ không thể học hỏi từ trải nghiệm nếu bị kích thích quá mức hoặc ngừng tiếp nhận các cảm giác, và việc tự quản lý nỗi sợ sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề (sự phân ly, tuyệt vọng, nghiện ngập, cảm giác hoảng sợ kéo dài, những mối quan hệ bất hòa, rời rạc và bùng nổ).

“Việc tẩy xóa nhận thức và hình thành sự khước từ giúp các bệnh nhân PTSD sống còn qua những biến cố kinh hoàng của cuộc đời, nhưng cái giá mà họ phải trả là mất dấu vết về bản thân, về những gì họ cảm nhận, và những điều và những người mà họ có thể tin tưởng.”

To be continued…

-Aleneutral-


[1] Việc liên tục tiết ra những hormone của stress khiến bệnh nhân bị kích động hoảng loạn và sẽ tàn phá sức khỏe họ về lâu dài.

[2] Một sĩ quan Quân đội Anh nổi tiếng vì vai trò của ông trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập chống sự thống trị của Đế quốc Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1916 – 1918 và là người lãnh đạo chiến tranh du kích nổi danh nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

[3] Developmental Trauma Disorder


[1] Pierre Marie Félix Janet (French: [ʒanɛ]; 30 May 1859 – 24 February 1947) was a pioneering French psychologist, physician, philosopher, and psychotherapist in the field of dissociation and traumatic memory.

[i] Hạch hạnh nhân (tiếng Anh: amygdala) là một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não ở các loài động vật có xương sống phức tạp, bao gồm cả con người. Các nghiên cứu đã cho thấy nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc xử lý ký ức, ra quyết định và phản ứng cảm xúc (bao gồm sợ hãi, lo lắng và giận dữ). Hạch hạnh nhân được coi là một phần của hệ viền.


[i] Các nhà giải phẫu từ lâu đã phát hiện ra 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não, chui qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở đầu, mặt, cổ và cơ quan nội tạng. Dây số 10 – dây thần kinh phế vị – là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng (tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục)

[iii] HTTK tự chủ (autonomic nervous system (ANS)), trước đây gọi là HTK thực vật là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi, cung cấp cho cơ trơn và các tuyến, và do đó ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng. Hệ thống thần kinh tự chủ là một hệ thống kiểm soát hoạt động vô thức và điều chỉnh các chức năng của cơ thể như nhịp tim, tiêu hóa, hô hấp, phản ứng con ngươi, tiểu tiện và kích thích tình dục. Hệ thống này là cơ chế chính trong việc kiểm soát phản ứng chiến đấu hay chạy, được điều chỉnh bởi vùng dưới đồi.

[iv] Vùng dưới đồi (tiếng Anh: Hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não trung gian, nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền (limbic). Có chức năng dẫn truyền các xung động thần kinh, ngoài ra còn tổng hợp và bài tiết các hormon.

[v] HTTK giao cảm (Sympathetic Nervous system – SNS) sử dụng các chất như adrenaline làm cho cơ thể và não hoạt động

[vi] HTTK đối giao cảm (Parasympathetic nervous system – PNS) sử dụng acetylcholine để điều chỉnh các chức năng cơ bản của cơ thể như tiêu hóa, chữa lành vết thương, ngủ và chu kỳ giấc mơ.

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x