Ngày 1: Cố gắng làm một việc gì đó, phải làm nó như thế nào?

Ngày 1: Cố gắng làm một việc gì đó, phải làm nó như thế nào?

“Vừa đủ” – đó chính là những gì mình học được ngày hôm nay.

Một lượng vừa đủ để nắm bắt, một lượng vừa đủ để xử lý và một lượng vừa đủ để thành hình.

Khi mình hình thành nên một ý nghĩ nào đó, nó sẽ là điểm khởi đầu cho tất cả mọi thứ. Nhưng những ý nghĩ thì không đủ lớn, nó không liên kết, không thành hình, không là một thứ gì đó cụ thể hoặc dễ dàng hình dung, mình chẳng thể làm gì với chỉ duy một ý nghĩ. Thế nên mình đang tưởng tượng về quá trình này: “Input – Process – Output”.

Khi đã có một điều gì đó xuất hiện trong đầu, mình sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải đối mặt với nó, đó là cách mà não bộ mình hoạt động. Mà nếu đã không có sự lựa chọn, vậy cách duy nhất để tiến lên và phát triển chỉ có thể là “overcome” (vượt qua).

Quá trình “Input – Process – Output” được thực hiện như thế nào?

https://images.unsplash.com/photo-1526170375885-4d8ecf77b99f?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Đầu tiên dựa vào những kỳ vọng và thói quen đã được xác lập mà mình sẽ đi tìm kiếm bất cứ những thông tin nào có mối liên hệ trực tiếp với ý nghĩ đang xuất hiện trong đầu. Sau đó nhờ chính những gì mà mình học được, thông tin sẽ được cho qua một quá trình sàng lọc và chọn lọc để giữ lại duy những thông tin nào đảm bảo các tiêu chuẩn của mình về: độ chất lượng, độ tin cậy, độ liên kết với vấn đề.

Sau khi đáp ứng được tiêu chí, cộng với thỏa mãn yêu cầu về độ nỗ lực, thông tin sẽ được chuyển sang quá trình xử lý. Đây chính là nơi mà não bộ mình thực hiện các công việc phân tích, đánh giá, xem xét và tổng hợp. Cũng chính là lúc mà mình phối hợp các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức từ mọi thứ mà mình học được từ trước vào trong thực nghiệm, quá trình này sẽ khá vất vả nhưng đổi lại thành quả là rất nhiều trái ngọt đấy.

Cuối cùng là output, đây là một quá trình đúc kết để cho ra hướng đi phù hợp, vấn đề sẽ được giải quyết ở khâu cuối này. Tất nhiên, sau khi thử nghiệm sẽ cho ra những kết quả tích cực hoặc tiêu cực hoặc đôi khi không khả quan cho mấy. Nhưng tất cả đều thuộc về thực nghiệm, không có đúng sai, không có nhãn mác, và không có những thất bại quá thảm hại.

Cuối cùng thì, điều quan trọng không phải là mình có “overcome” chướng ngại của mình một cách ngoạn mục hay không. Mà hơn cả thế là hành trình dài để theo đuổi những gì thực sự quan trọng với mình trong cuộc sống. Đó hoàn toàn không phải là lựa chọn dạt hết suy nghĩ trong đầu sang một bên để sống với niềm tin mù quáng về sở thích và sở ghét. Đó là trách nhiệm sống thật với những gì mình đang có và đi theo những khát vọng thật nằm ẩn sâu trong tâm trí. Để rồi trong một ngày đẹp trời nào đó, trong một chốc ngắn ngủi bỗng nhiên mình nhận ra: “mình và cuộc đời đã mỉm cười với nhau”.


Series “Năng lượng sống” là nơi mình dùng để ghi chép lại những cảm xúc mà mình đang đối mặt thông qua quá trình quan sát, nhận định và gọi tên chúng. Nó có thể là một vết lóe cho những cảm xúc bị kiềm cặp trong quá khứ, cũng có thể là một nỗi khó chịu khôn tả mà mình không thể nào gồng gánh ở thời điểm hiện tại. Mỗi cảm xúc là một câu chuyện, là rất nhiều những nguyên do, là sự chối bỏ hay thừa nhận của một tâm hồn đầy rẫy những vết xước.

Nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng là cảm xúc luôn đúng: Nó sẽ không bao giờ dung túng cho một cuộc đời “theo lối theo đường”, nó cũng chẳng thể oằn mình kiềm nén trước “sự bất lực của cơ thể”. Tâm trạng, cảm xúc, thể trạng chính là lời giải bày chân thật nhất mà cơ thể một người dành cho chính họ. Mà thông qua những cảm xúc đó mình có thể biết được bản thân mình là ai, cần gì và đang thực sự mong cầu điều gì. Series này chính là nơi giúp mình làm rõ những cảm nhận để bản thân có thể biết, hiểu và đồng cảm. Đây cũng chính là kim chỉ nam cho hành trình mà mình đang đi – hành trình tìm về những điều tự nhiên nhất, về những gì thuộc về chính mình.


Photo by Emma Ou on Unsplash

-Aleneutral-

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x